Sau khi niềng răng, cảm giác đau nhức là điều khó tránh khỏi. Nguyên nhân có thể do bạn chưa quen với khí cụ hoặc lực siết từ mắc cài, dây cung,… Để giải đáp cho câu hỏi: Đau nhức răng khi niềng răng phải làm sao, nha khoa Thúy Đức sẽ mách bạn đầy đủ cách xử lý an toàn, vượt qua cảm giác trên một cách thoải mái nhất nhé.
Mục lục
Nguyên nhân gây đau nhức răng khi niềng răng?
Trước khi tìm hiểu cách giải quyết đau nhức răng khi niềng răng, bạn nên biết một vài nguyên nhân gây ra tình trạng trên.
– Đau răng do lực siết của khí cụ
Trong giai đoạn đầu khi niềng, các khí cụ sẽ làm nhiệm vụ tạo lực kéo giúp răng dịch chuyển từng chút một về vị trí đúng với tính toán trên cung hàm. Chính lực siết này làm cho bạn cảm thấy đau nhức. Có thể là hơi đau và ê khoảng 1- 2 ngày. Mức độ đau nhức đến đâu còn tùy vào cơ địa và ngưỡng chịu đau của mỗi người.
– Đau răng do chưa quen với khí cụ
Niềng răng nghĩa là bạn sẽ cần sử dụng hệ thống mắc cài, dây cung hoặc khay niềng trong suốt. Nếu trường hợp phức tạp, bác sĩ dùng thêm một số khí cụ khác như thun tách kẽ, khâu, nong hàm,… Chúng dễ vướng vào phần môi má làm cho bạn cảm thấy không thực sự thoải mái và có thể bị đau nhức. Tuy nhiên, sau vài ngày cơn đau sẽ nhanh chóng biến mất nên bạn đừng quá lo lắng nhé.
– Đau răng do nhổ răng
Nhổ răng trước khi niềng cũng có thể xảy ra nhằm tạo khoảng trống giúp răng dịch chuyển tốt hơn. Số lượng răng cần nhổ tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ. Ban đầu khi tiêm tê, bạn không thấy đau đớn. Tuy nhiên sau đó thì vùng nhổ răng dần cảm giác bị đau nhức, khó chịu.
Đau nhức răng khi niềng răng phải làm sao?
Trên thực tế khi bị đau răng, nhiều người nghĩ ngay đến việc chườm đá lạnh hoặc súc miệng bằng nước muối. Tuy nhiên sử dụng làm sao đúng cách và hiệu quả nhất khi đã niềng răng thì không phải ai cũng biết. Dưới đây là tổng hợp đầy đủ những mẹo giải quyết cơn đau nhức răng nhanh chóng, hiệu quả nhất nhé.
1. Chườm đá lạnh hoặc dùng đồ uống lạnh
Chườm đá lạnh là phương pháp giúp giảm tình trạng bị sưng, đau, viêm đơn giản mà ai cũng có thể áp dụng. Nhiệt độ thấp của đá sẽ làm cho các mạch máu, mô cơ co lại nhằm hạn chế tổn thương lan rộng ra những vị trí khác.
– Cách chườm đá bị nhức răng khi niềng răng an toàn nhất
- Bước 1: Trước tiên, bạn chuẩn bị khoảng 3- 4 viên đá nhỏ, bọc vào túi nilon hoặc khăn sạch.
- Bước 2: Sau đó dùng túi đá cho lên vùng má bị sưng đau. Chườm nhẹ nhàng trong khoảng 5- 10 phút.
- Bước 3: Tiếp đến thì nghỉ ngơi một chút rồi lại tiếp tục chườm như trên.
– Lưu ý khi chườm đá bị đau nhức răng
- Hạn chế để những viên đá tiếp xúc trực tiếp với làn da. Luôn sử dụng khăn sạch, vật cản mỏng để tránh điều này.
- Không nên để túi đá cố định một chỗ trong nhiều phút khi chườm. Bạn luôn phải di chuyển túi đá.
- Bạn nên chườm đá nhiều lần trong ngày sẽ tốt hơn chườm một lần trong thời gian kéo dài vì dễ bị bỏng da.
- Bạn không chườm đá nếu thấy vùng da đó đã bị ửng đỏ, cảm thấy đau rát.
2. Súc miệng bằng nước muối ấm
Muối ấm có chứa thành phần chủ yếu là Natri Clorua làm hạn chế sự phát triển của vi khuẩn trong khoang miệng. Ngoài ra, nó còn giúp dịu bớt cảm giác đau nhức, loại bỏ mùi hôi khó chịu.
Khi đau nhức răng sau khi niềng, mọi người có thể thử súc miệng bằng nước muối ấm rất đơn giản dưới đây:
– Nguyên liệu cần chuẩn bị
- 250ml nước ấm khoảng 40 độ C
- 1 muỗng cà phê muối
– Cách thực hiện
- Bước 1: Trước tiên, bạn cho muối vào nước. Sau đó khuấy cho đến khi hòa tan hoàn toàn.
- Bước 2: Tiếp đến, hớp một ngụm nước muối vừa đủ vào miệng. Đừng lấy quá nhiều nước sẽ khó súc miệng.
- Bước 3: Bạn súc miệng trong ít nhất 30s. Có thể ngậm trong khoảng 1 phút rồi nhổ ra.
- Bước 4: Làm đến khi hết cốc nước muối ấm thì súc lại bằng nước sạch.
– Lưu ý khi súc miệng nước muối ấm răng đau nhức
- Bạn cần hòa tan muối một cách hoàn toàn. Hạt muối còn sót lại dễ làm mòn răng, nướu, tổn thương khoang miệng.
- Bạn nên điều chỉnh tỷ lệ muối cho phù hợp hơn. Khi đó súc miệng không có cảm giác buồn nôn hay gây kích ứng.
- Bạn không nên súc miệng nước muối quá nhiều lần mà chỉ sử dụng lúc cần thiết.
3. Sử dụng sáp nha khoa
Sáp nha khoa là sản phẩm không thể thiếu với những người niềng răng mắc cài. Các thanh sáp có thành phần làm hoàn toàn từ sáp ong tự nhiên, độ dài khoảng 5cm. Bởi vậy nếu lỡ may có nuốt vào bụng cũng không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Trường hợp sau khi niềng, bác sĩ sẽ đưa cho bạn một ít sáp nha khoa hoặc bạn tự mua tại các nhà thuốc. Nếu chưa quen với các khí cụ, bạn sử dụng sáp thường xuyên hơn. Đến khi quen rồi thì nhu cầu sẽ giảm xuống.
– Các bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Trước tiên, bạn vệ sinh sạch sẽ đôi tay với xà phòng, nước ít nhất 20 giây để sát khuẩn. Sau đó làm khô tay, tránh dẫn vi khuẩn cho vùng răng nướu.
- Bước 2: Bạn vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước khi dùng sáp. Điều này làm giảm vi khuẩn và giúp sáp nha khoa được gắn chặt trong môi trường lý tưởng nhất.
- Bước 3: Sau đó, bạn làm khô mắc cài. Vì trên nền khô thì sáp sẽ bám chắc chắn hơn là nền ẩm. Bạn thổi khô hoặc sử dụng bông, giấy lau trực tiếp.
- Bước 4: Giờ bạn lấy một ít sáp đủ cho một vị trí. Sau đó làm mềm sáp một chút, bịt kín vào điểm sắc nhọn ở khí cụ. Như vậy tránh xảy ra vết thương trong khoang miệng.
– Lưu ý khi sử dụng sáp nha khoa
- Thời gian đầu bạn nên mang theo sáp bên mình thường xuyên vì sáp cũ có thể bị rơi ra bất cứ lúc nào.
- Bạn không được để miếng sáp bám trên răng quá 2 ngày, dễ tích tụ mảng bảm gây sâu răng, viêm lợi.
- Nếu người niềng răng là trẻ em, bạn nên tháo sáp ra lúc bé đi ngủ vì nguy cơ sáp nha khoa lọt vào đường thở sẽ nguy hiểm.
4. Thường xuyên massage nướu răng
Massage răng nướu cũng là một trong những biện pháp tăng cường sức khỏe giúp lưu thông máu, các chất dinh dưỡng và oxy tốt hơn. Đặc biệt trong thời điểm bạn đang niềng răng. Cách thực hiện cũng rất đơn giản.
- Bước 1: Trước tiên, bạn dùng xà bông vệ sinh tay sạch sẽ.
- Bước 2: Sau đó, bạn sử dụng ngón tay cái và ngón trỏ thực hiện chuyển động tròn xung quanh đường viền nướu với từng chiếc răng riêng lẻ, từ trong ra ngoài, hàm trên và hàm dưới.
- Bước 3: Bạn thực hiện ít nhất 1- 2 phút mỗi ngày.
– Lưu ý khi massage đường viền nướu
- Bạn chú ý sử dụng áp lực một cách nhẹ nhàng, đừng dùng lực quá mạnh sẽ tổn thương đến nướu, ảnh hưởng đến khí cụ.
- Khi massage, bạn sử dụng chuyển động tròn, di chuyển từ trong đường viền nướu ra ngoài. Nhớ xoa bóp tất cả các khu vực của đường viền nướu bao gồm cả mặt trước, mặt sau và mặt trên.
5. Vệ sinh răng miệng khi niềng răng đúng cách
Với người đang niềng răng, đặc biệt là niềng răng mắc cài, thức ăn dễ bị mắc lại bên dưới dây cung, xung quanh thun buộc. Điều này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, mảng bảm phát triển. Vệ sinh răng miệng cực kỳ quan trọng nhằm tránh ảnh hưởng đến tiến trình chỉnh nha, hạn chế bệnh lý khác.
– Chải răng
- Bạn chọn bàn chải mềm, đầu nhỏ, tốt nhất là dùng bàn chải rãnh, bàn chải kẽ hay bàn chải điện thích hợp.
- Khi chải răng, bạn đặt bàn chải phía trên nướu với độ nghiêng vừa phải, nhẹ nhàng vuốt dọc theo bề mặt răng. Làm sạch cả vùng phía trên, phía dưới và giữa các mắc cài.
- Bạn nên chải răng khoảng 2- 3 lần mỗi ngày sau bữa ăn. Thay bàn chải mới khoảng 3 tháng/lần.
– Chỉ nha khoa
Chỉ nha khoa là sản phẩm giúp loại bỏ các vụn thức ăn, mảng bám rất hiệu quả. Bạn lấy 1 đoạn chỉ dài khoảng 30- 45cm. Sau đó cuộn 2 đầu chỉ vào hai ngón giữa, căng đoạn chỉ này bằng hai ngón cái và ngón trỏ sao cho ở giữa còn một đoạn khoảng 3-5cm. Tiếp đến là kéo nhẹ nhàng cho chỉ lọt vào kẽ răng, kéo chỉ lên xuống làm sạch răng. Bạn lặp lại động tác ít nhất 2 lần, một lần cho phía bên phải của kẽ răng, một lần cho phía bên trái.
– Máy tăm nước
Nếu có điều kiện kinh tế, bạn có thể đầu tư thêm máy tăm nước. Với áp lực từ vòi nước, nó giúp loại sạch vụn thức ăn, mảng bám ở những góc khuất bên trong, bao gồm cả mắc cài, kẽ răng, vòng niềng.
– Nước súc miệng
Cuối cùng khi kết thúc công đoạn làm sạch răng miệng, bạn sử dụng nước súc miệng để loại bỏ hoàn toàn, triệt để vi khuẩn, mảng bám bên trong.
6. Ăn thức ăn mềm, loãng
Thời gian đầu khi niềng răng, nếu cảm thấy bị ê buốt, đau nhức thì sử dụng thức ăn mềm, loãng là giải pháp tối ưu. Những món ăn này vừa dễ nhai, nuốt, ít ảnh hưởng đến khoang miệng và giúp bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Điển hình là:
- Cháo, bún, miến, súp, cơm nhão, bánh mì mềm, xốp và không rắc hạt
- Sữa và các thực phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai,…
- Bột ngũ cốc, đậu hũ, thịt cá, rau củ được cắt nhỏ, mềm hoặc băm nhuyễn
- Món ăn được chế biến từ trứng vì trứng chứa canxi và vitamin D rất tốt cho răng.
- Sinh tố, nước ép hoa quả, trái cây tươi mềm, dễ ăn.
- Có thể dùng thêm các loại kem, sữa, chocolate, các loại bánh như brownies, cookies mềm
7. Tránh đồ ăn quá cứng, rắn, dẻo
Bên cạnh các món ăn trên, bạn cũng nên kiêng thực phẩm sau đây nhằm hạn chế việc bị hư hỏng khí cụ, đảm bảo hiệu quả niềng răng một cách tốt nhất. Việc nhai thực phẩm quá giòn, cứng, dính dễ làm bung tuột khí cụ, ảnh hưởng tới lực kéo của răng.
- Các thực phẩm dai và dẻo như bánh nếp, bánh giầy, xôi chiên, bánh mỳ có vỏ dai cứng
- Các thực phẩm giòn như bỏng ngô, khoai tây chiên, đồ chiên giòn
- Các thực phẩm cứng, khó nhai, cần nhiều lực như như kẹo, đá viên, xương, sụn,…
- Các món ăn cần phải nhai nhiều như bắp ngô luộc, táo, đùi gà hay cánh gà
- Các món ăn quá nóng như lẩu, canh nóng… hoặc quá lạnh như đá, kem,…
- Hạn chế các đồ chứa nhiều tinh bột, đồ ngọt, thức ăn nhanh.
8. Dùng thuốc giảm đau
Trường hợp bạn bị đau nhức răng sau khi niềng, bác sĩ thường kê đơn một số loại thuốc giảm đau như Ibuprofen, Acetaminophen, Aspirin, Benzocain hoặc viên sủi Efferalgan.
Lưu ý, bạn chỉ sử dụng thuốc giảm đau khi thực sự cần thiết. Uống theo đúng chỉ định của bác sĩ để phòng tránh các tác dụng phụ có thể xảy ra. Nếu thấy triệu chứng khác lạ như chóng mặt, buồn nôn thì đến cơ sở y tế ngay.
9. Dùng thuốc tê
Thuốc tê cũng là giải pháp giúp làm giảm cơn đau nhức răng tạm thời. Nếu muốn giải quyết nhanh tình trạng này, bạn có thể thử. Hiện nay trên thị trường có hai loại thuốc tê bán sẵn là dạng xịt và dạng gel bôi. Chi phí cũng vừa phải khoảng 150.000- 200.000 đồng/lọ. Tuy nhiên bạn cần chọn sản phẩm chất lượng.
Để sử dụng thuốc tê dạng gel, bạn lấy bông tăm chấm vào thuốc tê rồi bôi trực tiếp vào vị trí bị đau nhức trên răng. Sau đó chờ thuốc tê phát huy công dụng. Còn với thuốc tê dạng xịt, bạn chỉ cần xịt vào vị trí bị đau. Trên thực tế, hiệu quả của thuốc tê không kéo dài và đây cũng chỉ là giải pháp tạm thời. Bạn nên sử dụng sản phẩm này trước mỗi bữa ăn nhằm giảm cảm giác khó chịu.
10. Hạn chế vận động mạnh
Thời gian đầu khi niềng răng, bạn hạn chế các hoạt động mạnh nhằm tránh ảnh hưởng đến các khí cụ. Còn sau khi đã quen hơn, cảm thấy niềng răng ổn định hơn thì có thể chơi thể thao nhẹ nhàng như chạy bộ, tập gym,… Tuy nhiên, khi luyện tập vẫn cần chú ý tránh va đập mạnh ở vùng mặt, môi. Đặc biệt tránh các môn vận động quá mạnh như boxing, muay Thái.
Mách bạn địa chỉ nha khoa niềng răng ít đau, hạn chế nhổ răng
Muốn sở hữu một hàm răng trắng, đều, đẹp thì việc chọn địa chỉ nha khoa uy tín thực sự quan trọng. Nếu đang băn khoăn chưa biết nên gửi gắm niềm tin ở đâu, bạn đừng bỏ qua nha khoa Thúy Đức với hơn 17 năm kinh nghiệm nhé.
– Bác sĩ Phạm Hồng Đức- chuyên gia chỉnh nha AAO
Niềng răng tại nha khoa Thúy Đức do trực tiếp bác sĩ Phạm Hồng Đức- chuyên gia chỉnh nha AAO (Hoa Kỳ) thăm khám và thực hiện. Sau nhiều năm học tập, làm việc đến nay bác sĩ là thành viên của nhiều hiệp hội quốc tế uy tín.
- Bác sĩ Đức được hãng Invisalign đánh giá là bác sĩ TOP 1 tại Đông Nam Á và TOP 1 về kinh nghiệm, chuyên môn tại Việt Nam
- Bác sĩ đầu tiên tại Đông Nam Á đạt thứ hạng Blue Diamond trên bản đồ Invisalign toàn cầu
- Bác sĩ có số lượng khách hàng niềng Invisalign nhiều nhất Việt Nam năm 2021
- Bác sĩ thuộc Hiệp hội chỉnh nha Hoa Kỳ AAO
- Bác sĩ thuộc Hiệp hội nắn chỉnh răng thế giới IAO, Hiệp hội chỉnh nha thế giới WFO
- Dịch giả của những cuốn sách chỉnh nha nổi tiếng như 1001 bí kíp lâm sàng trong chỉnh nha (2015), Các ca lâm sàng trong chỉnh nha (2015), Cơ sinh học trong chỉnh nha (2016),…
- Bác sĩ Đức đã có kinh nghiệm điều trị hơn6500 ca chỉnh nha, được coi là một trong những bác sĩ có số lượng khách hàng niềng răng lớn nhất Hà Nội.
- Là người đầu tiên đưa phương pháp Niềng không nhổ răng F.A.C.E từ nước ngoài về ứng dụng tại Việt Nam, giúp hạn chế tối đa việc nhổ răng thậm chí không cần nhổ răng mà vẫn mang lại hiệu quả điều trị cao nhất.
– Cơ sở vật chất hiện đại
Nha khoa Thúy Đức nổi tiếng là địa chỉ luôn đi đầu trong hệ thống trang thiết bị hiện đại. Mới đây nhất phải kể đến hai chiếc máy VATECH Pax-I chụp panorama và máy quét dấu răng iTero 5D Plus mới nhất tại Đông Nam Á. Đặc biệt máy quét dấu răng iTero 5D tích hợp trí tuệ nhân tạo sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội như: hỗ trợ lấy dấu răng chỉ trong 60s, nhẹ nhàng và nhanh gấp 3 lần so với phiên bản cũ, hỗ trợ minh họa quá trình dịch chuyển của răng, phát hiện nhanh nhất các bệnh lý về răng miệng mà phim X-quang chưa thấy được ngay…
– Đa dạng các loại mắc cài niềng răng
Nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng, nha khoa Thúy Đức có nhiều loại mắc cài để bạn lựa chọn:
- Mắc cài kim loại thường Mini Diamond
- Mắc cài kim loại tự động Damon Q2
- Mắc cài sứ thường Symetri
- Mắc cài sứ tự động Damon Clear 2
- Niềng răng trong suốt Invisalign
Nha khoa Thúy Đức sở hữu đầy đủ các yếu tố từ đội ngũ bác sĩ, trang thiết bị hiện đại, công nghệ chỉnh nha ưu việt đảm bảo mang lại hàm răng chuẩn 10 điểm cho tất cả Quý khách hàng.
Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc liên quan đến vấn đề niềng răng, vui lòng liên hệ HOTLINE 093.186.3366 – 086.690.7886 hoặc đăng ký tư vấn (không mất phí) với bác sĩ nha khoa Thúy Đức để được hỗ trợ sớm nhất ĐĂNG KÝ
Please Enter Your Facebook App ID. Required for FB Comments. Click here for FB Comments Settings page